[1] Nói chữ: nói bằng từ Hán. Người xưa học chữ Hán chứ không được học chữ quốc ngữ như bây giờ.
[2] Tam thiên tự: ba nghìn chữ, sách dạy chữ Hán cho trẻ em thời xưa.
[3] Dù dì: loài chim ăn thịt, cùng họ với cú nhưng lớn hơn, có tiếng kêu “thù thì, thù thì”.
[4] Thổ công: thần cai quản đất đai trong một khu vực.
[5] Đài âm dương: cái đế tiện bằng gỗ, cao khoảng 20 – 30 cm, trên để một cái đĩa coá hai đồng tiền chinh (tiền cổ của Việt Nam), quy định một mặt là ngửa, một mặt là sấp. Khi xin âm dương, người xin phải thắp hương khấn, sau đó cầm hai đồng tiền giơ lên thả cho rơi vào lòng đĩa, nếu một ngửa, một sấp là được thần ưng thuận. Mỗi lần xin như vậy gọi là một đài. Người xin âm dương chỉ được phép xin ba lần (tức ba đài). Về sau, không cần đài, người ta chỉ dùng đĩa để thả đồng xu nhưng vẫn gọi là xin đài âm dương.
[6] Tam đại: ba đời
Truyện cười có hai loại: truyện khôi hài và truyện trào phúng. Truyện khôi hài chủ yếu nhằm mục đích giải trí (song vẫn có ý nghĩa giáo dục). Truyện trào phúng có mục đích phê phán. Đối tượng phê phán phần lớn là các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa. Cũng có khá nhiều truyện cười phê phán thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân. Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày là những truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán thầy đồ dốt và quan lại tham nhũng.
(Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội. Hà Nội, 1986)
Truyện cười có hai loại: truyện khôi hài và truyện trào phúng. Truyện khôi hài chủ yếu nhằm mục đích giải trí (song vẫn có ý nghĩa giáo dục). Truyện trào phúng có mục đích phê phán. Đối tượng phê phán phần lớn là các nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội nông thôn Việt Nam xưa. Cũng có khá nhiều truyện cười phê phán thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân.vàlà những truyện cười thuộc loại trào phúng, phê phán thầy đồ dốt và quan lại tham nhũng.(Theo Trương Chính – Phong Châu,, NXB Khoa học xã hội. Hà Nội, 1986)
Source: https://thcsbevandan.edu.vn
Category : Thông tin cần biết