Câu hỏi

Hình bóng học theo Kinh Thánh là gì?

Trả lời

Hình bóng học (Tiên trưng học) là một loại chủ nghĩa biểu tượng đặc biệt. (Một biểu tượng là một cái gì đó đại diện cho một cái khác.) Chúng ta có thể định nghĩa một hình bóng như là một “biểu tượng tiên tri” bởi vì tất cả các hình bóng đều là đại diện của một điều gì đó trong tương lai. Cụ thể hơn, một hình bóng trong Kinh thánh là một người hay một điều trong Cựu Ước mà báo trước một người hay một vật trong Tân Ước. Ví dụ, trận lụt của ngày Nô-ê (Sáng thế ký 6-7) được sử dụng như một hình bóng của phép báp-têm trong 1 Phi-e-rơ 3:20-21. Từ mà Phi-e-rơ sử dụng cho hình bóngảnh tượng (TT, “biểu tượng TTHD). Xin so sánh Rô-ma 5:14.

Khi chúng ta nói rằng một người nào đó là hình bóng của Đấng Christ, chúng ta đang nói rằng người trong Cựu Ước đó cư xử theo cách tương ứng với tính cách hay hành động của Chúa Jesus trong Tân Ước. Khi chúng ta nói rằng một điều gì đó là “điển hình” của Đấng Christ, chúng ta đang nói rằng vật thể hay sự kiện trong Cựu Ước đó có thể được xem như là đại diện cho một số phẩm chất của Chúa Jesus.

Bản thân Kinh thánh xác định một số sự kiện Cựu Ước như những hình bóng về cứu chuộc của Đấng Christ, bao gồm đền tạm, nghi thức dâng tế lễ và lễ Vượt Qua. Đền tạm thời Cựu Ước được xác định là một hình bóng trong Hê-bơ-rơ 9:8-9: “Đền tạm thứ nhứt… là một hình bóng chỉ về đời bây giờ.” Lối dành cho thầy tế lễ thượng phẩm đi vào nơi chí thánh mỗi năm một lần đã miêu tả trước sự hoà giải của Đấng Christ (1 Ti-mô-thê 2:5), Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của chúng ta. Sau đó, tấm màn che của đền tạm được cho là một hình bóng của Đấng Christ (Hê-bơ-rơ 10:19-20) trong đó thịt của Ngài bị rách nát, (như tấm màn che khi Ngài bị đóng đinh) để cung cấp lối vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời cho những người đó được bao phủ bởi sự hy sinh của Ngài.

Toàn bộ hệ thống những nghi thức dâng tế lễ được xem là một hình bóng trong Hê-bơ-rơ 9: 19-26. Những điều của “giao ước đầu tiên” được thiết lập riêng với huyết của sự hy sinh; các điều này được gọi là “những tượng chỉ (mô phỏng) về các vật trên trời” và “những kiểu mẫu thật” (câu 23-24). Đoạn này dạy rằng những của lễ trong Cựu Ước biểu thị sự hy sinh cuối cùng của Đấng Christ cho tội lỗi của thế gian. Lễ Vượt Qua cũng là một hình bóng của Đấng Christ, theo 1 Cô-rinh-tô 5:7, “Đấng Christ là con sinh lễ Vượt qua của chúng ta đã bị giết rồi.” Khám phá chính xác những điều mà các sự kiện của Lễ Vượt Qua dạy chúng ta về Đấng Christ là một nghiên cứu phong phú và bổ ích.

Chúng ta nên chỉ ra sự khác biệt giữa một sự minh họa và một hình bóng. Một hình bóng luôn luôn được xác định như vậy trong Tân ước. Một người học Kinh Thánh tìm ra mối tương quan giữa một câu chuyện Cựu Ước và cuộc đời của Đấng Christ đơn giản là tìm kiếm những sự minh họa, không phải những hình bóng. Nói cách khác, hình bóng được xác định bởi Kinh thánh. Chúa Thánh Linh đã cảm thúc việc sử dụng các hình bóng; hình ảnh minh họa và các sự giải thích tương tự là kết quả của nghiên cứu của con người. Ví dụ, nhiều người thấy sự tương đồng giữa Giô-sép (Sáng thế ký 37-45) và Chúa Jesus. Sự sỉ nhục và sự tôn vinh theo sau của Giô-sép dường như tương ứng với sự chết và sự phục sinh của Đấng Christ. Tuy nhiên, Tân Ước không bao giờ sử dụng Giô-sép như một mẫu hình của Đấng Christ; do đó, câu chuyện của Giô-sép đúng phải được gọi là một minh họa, chứ không phải là một hình bóng, của Đấng Christ.

English


Trở lại trang chủ tiếng Việt

Hình bóng học theo Kinh Thánh là gì?

Hình bóng học (Tiên trưng học) là một loại chủ nghĩa biểu tượng đặc biệt. (Một biểu tượng là một cái gì đó đại diện cho một cái khác.) Chúng ta có thể định nghĩa một hình bóng như là một “biểu tượng tiên tri” bởi vì tất cả các hình bóng đều là đại diện của một điều gì đó trong tương lai. Cụ thể hơn, một hình bóng trong Kinh thánh là một người hay một điều trong Cựu Ước mà báo trước một người hay một vật trong Tân Ước. Ví dụ, trận lụt của ngày Nô-ê (Sáng thế ký 6-7) được sử dụng như một hình bóng của phép báp-têm trong 1 Phi-e-rơ 3:20-21. Từ mà Phi-e-rơ sử dụng cholà(TT, “biểu tượng TTHD). Xin so sánh Rô-ma 5:14.Khi chúng ta nói rằng một người nào đó là hình bóng của Đấng Christ, chúng ta đang nói rằng người trong Cựu Ước đó cư xử theo cách tương ứng với tính cách hay hành động của Chúa Jesus trong Tân Ước. Khi chúng ta nói rằng một điều gì đó là “điển hình” của Đấng Christ, chúng ta đang nói rằng vật thể hay sự kiện trong Cựu Ước đó có thể được xem như là đại diện cho một số phẩm chất của Chúa Jesus.Bản thân Kinh thánh xác định một số sự kiện Cựu Ước như những hình bóng về cứu chuộc của Đấng Christ, bao gồm đền tạm, nghi thức dâng tế lễ và lễ Vượt Qua. Đền tạm thời Cựu Ước được xác định là một hình bóng trong Hê-bơ-rơ 9:8-9: “Đền tạm thứ nhứt… là một hình bóng chỉ về đời bây giờ.” Lối dành cho thầy tế lễ thượng phẩm đi vào nơi chí thánh mỗi năm một lần đã miêu tả trước sự hoà giải của Đấng Christ (1 Ti-mô-thê 2:5), Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm của chúng ta. Sau đó, tấm màn che của đền tạm được cho là một hình bóng của Đấng Christ (Hê-bơ-rơ 10:19-20) trong đó thịt của Ngài bị rách nát, (như tấm màn che khi Ngài bị đóng đinh) để cung cấp lối vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời cho những người đó được bao phủ bởi sự hy sinh của Ngài.Toàn bộ hệ thống những nghi thức dâng tế lễ được xem là một hình bóng trong Hê-bơ-rơ 9: 19-26. Những điều của “giao ước đầu tiên” được thiết lập riêng với huyết của sự hy sinh; các điều này được gọi là “những tượng chỉ (mô phỏng) về các vật trên trời” và “những kiểu mẫu thật” (câu 23-24). Đoạn này dạy rằng những của lễ trong Cựu Ước biểu thị sự hy sinh cuối cùng của Đấng Christ cho tội lỗi của thế gian. Lễ Vượt Qua cũng là một hình bóng của Đấng Christ, theo 1 Cô-rinh-tô 5:7, “Đấng Christ là con sinh lễ Vượt qua của chúng ta đã bị giết rồi.” Khám phá chính xác những điều mà các sự kiện của Lễ Vượt Qua dạy chúng ta về Đấng Christ là một nghiên cứu phong phú và bổ ích.Chúng ta nên chỉ ra sự khác biệt giữa một sự minh họa và một hình bóng. Một hình bóng luôn luôn được xác định như vậy trong Tân ước. Một người học Kinh Thánh tìm ra mối tương quan giữa một câu chuyện Cựu Ước và cuộc đời của Đấng Christ đơn giản là tìm kiếm những sự minh họa, không phải những hình bóng. Nói cách khác, hình bóng được xác định bởi Kinh thánh. Chúa Thánh Linh đã cảm thúc việc sử dụng các hình bóng; hình ảnh minh họa và các sự giải thích tương tự là kết quả của nghiên cứu của con người. Ví dụ, nhiều người thấy sự tương đồng giữa Giô-sép (Sáng thế ký 37-45) và Chúa Jesus. Sự sỉ nhục và sự tôn vinh theo sau của Giô-sép dường như tương ứng với sự chết và sự phục sinh của Đấng Christ. Tuy nhiên, Tân Ước không bao giờ sử dụng Giô-sép như một mẫu hình của Đấng Christ; do đó, câu chuyện của Giô-sép đúng phải được gọi là một minh họa, chứ không phải là một hình bóng, của Đấng Christ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *