nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA QUẢN TRỊ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ……./KH-KQT TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 02 năm 2022

KẾ HOẠCH

Thực tập và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên
Khóa 42 ngành Quản trị – Luật và Khóa 43 ngành Quản trị kinh doanh

1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Qua đợt thực tập nhằm rèn luyện cho sinh viên:
 Giúp SV tích lũy được tính tổ chức kỷ luật trong nghề nghiệp, tinh thần trách
nhiệm đối với công việc được giao cũng như tinh thần khắc phục mọi khó
khăn, phát huy tính tích cực trong học tập.
 Giúp cho sinh viên củng cố kiến thức thông qua việc tiếp cận, tìm hiểu thực
tiễn tại một đơn vi (tổ chức, doanh nghiệp) cụ thể; vận dụng kiến thức để phân
tích & bước đầu xử lý các vấn đề chuyên môn của ngành quản trị luật nhằm
phát hiện vấn đề nghiên cứu tại đơn vị; giúp đào tạo về trình độ, kỹ năng thực
hành cũng như phương pháp học tập, nghiên cứu cho sinh viên nhằm mục đích
đạt chuẩn chất lượng trong đào tạo và đáp ứng yêu cầu của xã hội
 Bước đầu giúp sinh viên tiếp cận và làm quen với môi trường làm việc thực tế
tại các doanh nghiệp, đơn vị.
 Giúp sinh viên có điều kiện làm quen dần với chuyên môn đã được đào tạo với
thực tế ở các công ty, đơn vị để khi sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể làm
việc ngay do tránh được những bỡ ngỡ ban đầu.
1. Yêu cầu
Đối với sinh viên thực tập:

 Phải có tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc, phải làm việc theo kế hoạch
đã được quy định trong thời gian thực tập.

 Chủ động gặp và trao đổi với giáo viên hướng dẫn: kế hoạch làm việc cụ thể về
đề cương, bản nháp, bản chính thức báo cáo thực tập và khóa luận.
 Chấp hành nghiêm túc nội quy và kỷ luật tại đơn vị thực tập, phải chuẩn bị và
đưa cho người phụ trách của đơn vị thực tập biết về những vấn đề cần tìm hiểu
trước khi gặp trực tiếp họ nhằm đảm bảo hiệu quả của cuộc trao đổi và tạo
được mối quan hệ tốt trong quá trình thực tập tại đơn vị.
 Tìm hiểu thực tế về chuyên môn và kiến thức bổ trợ đã học, so sánh giữa lý
thuyết và thực tế để có những phân tích, đánh giá sát thực làm cơ sở cho báo
cáo thực tập và viết khóa luận đạt kết quả tốt.
 Có tinh thần trách nhiệm khi nhận công việc được giao, làm đến nơi đến chốn,
chính xác, kịp thời do đơn vị thực tập phân công-
 Chủ động ghi chép về những nội dung đã thực tập tại đơn vị và chuẩn bị số
liệu để viết báo cáo thực tập
 Giữ mối quan hệ tốt và nghiêm túc với tất cả CBCNV tại đơn vị thực tập
gia đầy đủ, tích cực các hoạt động và phong trào tại đơn vị thực tập.
 Mỗi sinh viên phải liên hệ chặt chẽ với nhóm trưởng trong suốt thời gian thực
tập (do nhóm tự đề nghị) để kịp thời biết những thông tin có liên quan đến thực
tâp: kế hoạch gặp giáo viên hướng dẫn, nộp BCTN, KLTN v.v…
 Tuân thủ theo sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn và không được tự ý đổi
giảng viên hướng dẫn thực tập
 Hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp đúng thời hạn quy định.
Đối với Khoa Quản trị
 Hướng dẫn cho sinh viên biết về ý nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu của đợt
thực tập tốt nghiệp.
 Giải đáp những thắc mắc và giúp sinh viên giải quyết hoặc khắc phục những
khó khăn trong quá trình thực tập.
 Hướng dẫn và gợi ý tận tình về phương pháp, nội dung nghiên cứu đề tài, cách
trình bày báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp.

thông tin thích hợp và hiệu quả. Sau đây là một số phương pháp gợi ý để sinh viên
tham khảo:
 Phỏng vấn trực tiếp người làm việc có liên quan đến nội dung thực tập của sinh
viên (nên chuẩn bị sẵn các câu hỏi và ghi ra giấy trước khi phỏng vấn để tiết
kiệm thời gian và phỏng vấn được nhiều vấn đề).
 Tham gia trực tiếp vào công việc của đơn vị thực tập.
 Phương pháp chuyên gia: chuẩn bị sẵn bảng câu hỏi có liên quan đến công việc
thực tập và chuyển bảng câu hỏi này đến các cán bộ và nhân viên am hiểu vấn
đề mà sinh viên quan tâm, sau đó sinh viên tập hợp các ý kiến trả lời làm cơ sở
viết khóa luận.
 Thu thập các biểu mẫu, tài liệu có liên quan của đơn vị, các tài liệu phải có chữ
ký và dấu xác nhận của đơn vị để đảm bảo tính pháp lý của số liệu trong khóa
luận tốt nghiệp.
4. NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
4. Hình thức
 Sinh viên được lựa chọn cấu trúc báo cáo (chương, mục) để đảm bảo logic vấn
đề cần trình bày.
 Phải tuân thủ các yêu cầu về trích dẫn, chú dẫn. Nghiêm cấm đạo văn.
 Khuyến khích sinh viên đính kèm hợp đồng/kế hoạch kinh doanh/bản ý tưởng
kinh doanh/bản ý tưởng khởi nghiệp trong phần Phụ lục của báo cáo. Trường
hợp hồ sơ quá nhiều thì phải tóm tắt cô đọng tình huống, vụ việc, các ý tưởng
kinh doanh, khởi nghiệp trong phần phụ lục.
 Báo cáo thực tập tối thiểu 20 trang đến tối đa 35 trang A4, không tính phần phụ
lục kèm theo (hợp đồng/kế hoạch kinh doanh/báo cáo/ tài liệu khác), trang bìa
ghi rõ các thông tin của sinh viên, nơi thực tập và tên đề tài báo cáo;
 In một mặt.
 Chữ trong phần nội dung: kiểu chữ – font: Times New Roman, font size: 13
 Canh lề: trái-left: 3,5 cm; phải-right: 2,00 cm; trên-top: 2,00 cm; dưới-botton:
2,00 cm.

 Dãn dòng 1,
 Đánh số trang số 1 bắt đầu sau phần Mục lục
 Đánh số thứ tự các bảng, hình ảnh, bản đồ/sơ đồ và ghi tên bảng ở đầu mỗi
bảng.
 Không sử dụng thanh tiêu đề (Header and footer) trong viết báo cáo.
 Nội dung báo cáo trình bày theo thứ tự như sau:
1. Bìa báo cáo (theo mẫu)
2. Mục lục
3. Danh mục bảng biểu, hình ảnh, sơ đồ
4. Danh mục từ viết tắt (sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái)
5. Phần mở đầu:
Lý do chọn đề tài/chuyên đề để thực hiện
Mục tiêu nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đóng góp mới của đề tài
Kết cấu (dự kiến) của đề tài
6. Phần nội dung (dự kiến)
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về đề tài nghiên cứu (sử dụng lý thuyết đã
được học để giải quyết vấn đề có liên quan)
1. Các khái niệm có liên quan
1. Lý thuyết các mô hình
1. Kinh nghiệm của các đơn vị khác/Bài học cho đơn vị nghiên cứu
1. Kết luận chương 1
Chương 2: Phân tích thực trạng tại đơn vị nghiên cứu
2. Giới thiệu tổng quan đơn vị thực tập/nghiên cứu

nghiên cứu, công bố thì phải ghi rõ bố lý do mà sinh viên chọn lại vấn đề đó,
các điểm mới trong kết quả nghiên cứu so với các nghiên cứu trước đó);
 Báo cáo thực tập phải ghi rõ bối cảnh, địa điểm thu thập, tiếp cận tình huống
phân tích. Tình huống phân tích phải phù hợp tương đối với địa điểm thực tập
 Sinh viên phải phát hiện và lựa chọn được (các) vấn đề cụ thể của tình huống
để phân tích.
 SV phải áp dụng kiến thức lý thuyết về kinh doanh, quản trị, luật thực định để
phân tích, đối chiếu, trình bày các nhận xét, kết luận của riêng mình đối với
vấn đề nghiên cứu; Những nhận xét, kết luận về lĩnh vực kinh doanh, quản trị
doanh nghiệp, pháp luật phải cô đọng, rõ ràng, cụ thể. Các đề xuất phải dựa
trên những vấn đề thực tiễn thông qua quá trình thực tập, có cơ sở lý luận, cơ
sở thực tiễn và mục đích của đề xuất, kiến nghị.
4. Tiêu chí đánh giá (chấm điểm)
 Tính phù hợp của tình huống/vụ việc với chuyên ngành đào tạo
 Vụ việc/tình huống nghiên cứu mới và có thực
 SV phát hiện được những vấn đề của tình huống/vụ việc
 Hiểu đúng pháp luật áp dụng cho tình huống/vụ việc
 Phân tích đúng các vấn đề trong tình huống/vụ việc
 Có nhận xét, kết luận của riêng sinh viên cho từng vấn đề trong tình huống/vụ việc đó

Tiêu chí Điểm
1. Hình thức trình bày báo cáo thực tập: 1,0 điểm
Thực hiện đúng hình thức BCTT 0,
Danh mục tài liệu tham khảo và dẫn nguồn đúng quy định 0,
Trình bày mạch lạc, rõ ràng, văn phong khoa học dễ hiểu 0,
2. Thái độ làm việc của sinh viên: 1,0 điểm

Có kế hoạch thực tập rõ ràng 0,
Thực hiện đúng kế hoạch thực tập 0,
Thái độ làm việc tích cực, có tinh thần trách nhiệm, nhận xét
tốt từ đơn vị thực tập

0,

3. Nội dung báo cáo thực tập: 8,0 điểm

Đề tài phù hợp chuyên ngành đào tạo 1,
Đề tài có tính thực tiễn, tính mới, phát hiện được vấn đề của
đơn vị thực tập hoặc chương trình đào tạo

1,

Phương pháp nghiên cứu, áp dụng lý thuyết phù hợp với
mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

1,

Thể hiện sự hiểu biết tốt về đơn vị thực tập 1,
Nội dung báo cáo gắn với đơn vị thực tập, có hiệu quả ứng
dụng, giải quyết được một vấn đề cụ thể thực tế, đáp ứng
mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

4,

4. Tổng điểm: 10 điểm

5. KHÓA LUẬN

5. Quy trình viết Khóa luận tốt nghiệp
Bước 1: Lựa chọn đề tài khóa luận
Sinh viên chọn đề tài viết khóa luận trong danh mục do khoa gợi ý hoặc trên cơ sở
lĩnh vực mà mình am hiểu nhiều nhất hoặc muốn thử sức mình khám phá, giải quyết
vấn đề thực tế mà sinh viên cho là có giá trị, nhưng phải được sự đồng ý của giáo
viên hướng dẫn.
Bước 2: Viết đề cương sơ bộ
Sau khi được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn về tên đề tài, sinh viên tiến hành
viết đề cương sơ bộ và gặp trực tiếp giáo viên hướng dẫn để được góp ý kiến. Yêu
cầu của bước này là sinh viên cần xác định những nội dung cơ bản cần phải thực
hiện cho đề tài như: cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, các đề xuất với những suy
nghĩ của mình thật cụ thể và rõ ràng.
Bước 3: Viết đề cương chi tiết
Với những góp ý của giáo viên ở bước 2 sinh viên sẽ viết đề cương chi tiết gửi cho
giáo viên hướng dẫn góp ý kiến, chỉnh sửa. Yêu cầu của bước này sinh viên cần xác
định chi tiết nội dung từng chương, bám sát mục tiêu đề tài để viết cụ thể.
Bước 4: Viết bản nháp khóa luận
Viết bản nháp với đầy đủ các nội dung yêu cầu đối với một khóa luận tốt nghiệp, tối
thiểu 40 trang và không quá 70 trang đánh máy A4. Bản nháp phải nộp cho giáo
viên hướng dẫn ít nhất là trước nửa tháng so với thời điểm kết thúc thực tập để giáo
viên đọc và góp ý kiến. Sau khi được sự chấp thuận của giáo viên sinh viên sẽ hoàn
tất bản chính khóa luận tốt nghiệp và nộp về khoa để chuẩn bị bảo vệ trước hội
đồng chấm khóa luận.
Bước 5: Hoàn tất bản chính khóa luận
Sau khi được sự chấp thuận của giáo viên sinh viên sẽ hoàn tất bản chính khóa luận
tốt nghiệp và nộp cho giáo viên hướng dẫn.
Bước 6: Nộp khóa luận về văn phòng khoa

Thời gian nộp khóa luận sẽ được ấn định trước khi triển khai đợt thực tập tốt
nghiệp.
Bước 7: Chuẩn bị bảo vệ khóa luận
Trợ lý khoa tập hợp khóa luận của tất cả các nhóm để chuẩn bị phân công giáo viên
phản biên và thành lập hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp.
5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp.
Sinh viên kết hợp với sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn được khoa phân công
để thống nhất kết cấu khóa luận tốt nghiệp cho phù hợp với đề tài thực hiện.
Ghi chú: sinh viên có thể thực hiện khóa luận tốt nghiêp theo phương pháp nghiên
cứu định tính (03 chương) hoặc theo phương pháp định lượng (05 chương)

5. Thứ tự sắp xếp bài khóa luận tốt nghiệp:
Trang: bìa đóng gáy (1 cuốn bìa cứng đóng gáy để lưu thư viện nếu thư viện yêu
cầu)
Trang: phụ bìa
Trang: lời cảm ơn
Trang: các từ viết tắt
Trang: danh sách các bảng biểu
Trang: danh sách các đồ thị, hình vẽ, sơ đồ
Trang: mục lục
Trang: lời mở đầu
Nội dung ở trang mở đầu này gồm:
1. Tính cấp thiết của đề tài/Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu.
6. Tổng quan các công trình có liên quan
7. Kết cấu: 3 chương hoặc 5 chương (chỉ nêu tên từng chương.)
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN……………………………. (Khoảng 15 trang)
Nội dung chương này trình bày:
 Sinh viên dựa vào giáo trình, các văn bản pháp quy, tài liệu học lý thuyết, tạp
chí, bài báo đăng trên các tạp chí kinh tế, tạp chí luật, tài liệu chuyên ngành
dịch từ sách của nước ngoài hoặc nguyên bản của nước ngoài, để viết một cách

có hệ thống nhưng ngắn gọn, súc tích nền tảng lý luận có liên quan đến đề tài
đang nghiên cứu.
 Sinh viên tham khảo ý tứ của từng vấn đề trong tài liệu tham khảo để xử lý
chuyển thành ý tứ của mình để viết bài. Không sao chép nguyên văn tài liệu
mà phải tuân thủ các quy định về trích dẫn tài liệu tham khảo.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ……………………(Khoảng 15 đến 20 trang)
Nội dung gồm:
 Trình bày thực trạng về vấn đề nghiên cứu
 Đánh giá, nhận xét, ưu, nhược điểm, nguyên nhân của những hạn chế của vấn
đề nghiên cứu: 15 đến 20 trang
Bám sát cơ sở lý thuyết để phân tích thật cụ thể thực trạng, có số liệu chứng
minh cho kết quả phân tích, không viết lý thuyết sáo rỗng, đánh giá cảm tính,
mơ hồ.Rút ra những nhận xét, kết luận về thực trạng làm cơ sở viết chương ba.
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ………………… (Khoảng 10 đến 15
trang)
Nội dung gồm:
 Các giải pháp: được viết cụ thể và chi tiết từ nhận xét hạn chế, yếu kém ở
chương hai.
 Kiến nghị.
KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.
5. Hình thức trình bày:
a) Độ dài của khóa luận : tối thiểu 40 trang và không quá 70 trang kể từ trang lời
mở đầu đến trang kết luận (không kể các trang có bảng biểu, sơ đồ được trình
bày hết trang giấy).
b) Định dạng
 Định dạng trang: In một mặt.

Các đồ thị, sơ đồ cũng được đánh số tương tự như bảng biểu.
5. Hướng dẫn trich và sắp xếp tài liệu tham khảo.
a) Trích dẫn tài liệu tham khảo:
Ví dụ: Theo tài liệu ……….ì: “……………………………”.
( Giáo trình ……………, 2020 Nhà xuất bản ………. trang …….)
b) Sắp xếp tài liệu tham khảo.
Danh mục tài liệu tham khảo được liệt kê ở trang TÀI LIỆU THAM KHẢO và
được sắp xếp theo thông lệ sau đây:
 Tài liệu được sắp theo từng loại ngôn ngữ: ANH ĐỨC, PHÁP …
 Tài liệu nước ngoài viết nguyên văn, không phiên âm, không dịch.
 Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự A, B, C… họ tên tác giả
+ Tác giả là người nước ngoài xếp theo thứ tự A, B, C… theo họ
+ Tác giả là người VIỆT NAM xếp theo thứ tự A, B, C… theo tên nhưng
vẫn giữ nguyên theo thứ tự là họ và tên, không đảo tên lên trước họ.
+ Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự A, B, C… là từ đầu
của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm. ví dụ: Bộ giáo dục và
đào tạo vào vần B, Chi cục thông kê xếp vào vần C….
 Tài liệu tham khảo phải ghi đầy đủ các thông tin sau: Tên tác giả hoặc cơ
quan ban hành, Năm xuất bản, Tên sách hoặc luận văn viết chữ nghiêng,
Nhà xuất bản, Nơi sản xuất.
 Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí phải ghi đầy đủ các thông tin
sau: Tên tác giả, Năm phát hành, Tên bài báo, Tên tạp chí, Số, Trang.
LƯU Ý:
Những hành vi được xem là đạo văn bao gồm:
 Sao chép khóa luận, bài báo hoặc tiểu luận của người khác.
 Sao chép nguyên văn từ sách, tài liệu tham khảo, hoặc các trang web v..
nhưng không đánh dấu đoạn trích dẫn và không ghi nguồn trích dẫn.

Tất cả những khóa luận có dấu hiệu đạo văn đều không được chấp nhận và tùy
theo mức độ vi phạm sẽ có hình thức xử lý phù hợp.
6. LỊCH TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP VÀ BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP
6. Thực tập tốt nghiệp
 Từ ngày 08/02/2022 đến 17g00′ ngày 18/02/2022: sinh viên đăng ký và điều
chỉnh việc đăng ký (nếu có) cơ quan thực tập theo đường link:
tinyurl/s3mvrrxa;
 Trước ngày 28/02/2022: Khoa công bố cho sinh viên biết về Kế hoạch thực
tập và các yêu cầu, tiêu chí đánh giá Báo cáo thực tập;
 Ngày 09/3/2022: Bắt đầu từ 10g00’ sáng, Lớp trưởng nhận Giấy giới thiệu
thực tập tại Phòng Đào tạo (cơ sở Nguyễn Tất Thành) và sau đó phát ngay cho
sinh viên lớp mình;
 Từ ngày 09/3/2022 đến ngày 18/3/2022 (thứ 6): sinh viên tự liên hệ nơi thực
tập;
 Từ ngày 28/3/2022 đến ngày 01/4/2022: sinh viên chuẩn bị đi thực tập và điều
chỉnh sai sót liên quan đến vấn đề thực tập (nếu có) ;
Ghi chú: Trường hợp muốn thay đổi nơi thực tập sau khi sinh viên đã có xác
nhận của cơ quan tiếp nhận thực tập thì để được cấp đổi Giấy giới thiệu thực
tập, sinh viên phải có xác nhận lại của cơ quan đã tiếp nhận thực tập với nội
dung: đồng ý cho sinh viên thay đổi nơi thực tập và phải có chữ ký và đóng
dấu lên chữ ký của người có thẩm quyền của cơ quan đã tiếp nhận thực tập.
 Từ ngày 04/4/2022 đến ngày 08/7/2022: sinh viên đi thực tập. Trong thời gian
này sinh viên phải hoàn thành Báo cáo thực tập theo yêu cầu của Khoa. Thời
gian thực tập cụ thể của từng lớp như sau:
 Từ ngày 04/4 đến ngày 24/6/2022: Lớp CLC Quản trị kinh doanh K43;
 Từ ngày 18/4 đến ngày 24/6/2022: Lớp CLC Quản trị – Luật K42;
Từ ngày 25/4 đến ngày 24/6/2022: Lớp Quản trị – Luật K42 và Lớp Quản
trị kinh doanh K43;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *