Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. HƯỚNG DẪN THỰC TẬP VÀ VIẾT KHOÁ LUẬN, CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
    18:09:00 20/01/2014 HỌC VIỆN NGÂN HÀNG Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2014 HƯỚNG DẪN KHOÁ LUẬN VÀ CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP (Dành cho đại học chính quy) Yêu cầu đối với việc viết chuyên đề và viết khoá luận của sinh viên phải tuân theo quy định chung của Giám
    đốc Học viện ngân hàng đã ban hành trong ” Quy định về viết chuyên đề, khoá luận tốt nghiệp”. Tuy vậy để giúp cho
    sinh viên của khoa nhận thức rõ hơn, Khoa Quản trị kinh doanh có một số hướng dẫn cụ thể sau: PHÀN I: MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CHUNG – Sinh viên đủ điều kiện viết khoá luận hoặc chuyên đề theo quy định của Học viện Ngân hàng (theo thông
    báo của Học viện Ngân hàng), sẽ tiến hành viết khoá luận hoặc chuyên đề sau khi kết thúc thực tập tốt nghiệp. Khoá
    luận và chuyên đề là một tiêu chí đánh giá kết quả học tập của sinh viên. – Khoá luận và chuyên đề tốt nghiệp là một công trình khoa học của sinh viên, thể hiện kiến thức tổng hợp mà
    sinh viên đã tiếp thu được trong 4 năm học tập và nghiên cứu khoa học tại Học viện Ngân hàng. – Khoá luận, chuyên đề phải đảm bảo chất lượng :vận dụng phương pháp luận khoa học để thể hiện kiến
    thức tổng hợp, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng phân tích, kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ năng ứng dụng lý thuyết vào
    thực tiễn, kỹ năng dùng thực tiễn để kiểm chứng lý thuyết, kỹ năng viết và trình bày (đúng yêu cầu). Đồng thời phải
    nộp đúng thời hạn. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT CẤU CỦA KHOÁ LUẬN, CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP 2.1 Khoá luận tốt nghiệp 2.1.1 Quy định chung -Sinh viên có thể căn cứ vào tình hình thực tế của nơi thực tập để lựa chọn đề tài thích hợp, Tuy nhiên, đề tài
    Khoá luận tốt nghiệp phải thuộc một trong các chuyên ngành của ngành Quản trị kinh doanh, gồm: Quản trị doanh
    nghiệp, Quản trị Marketing – Nơi thực tập để nghiên cứu đề tài phải là các Doanh nghiệp: sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ. – Sinh viên chủ động thực hiện những đề tài mới, có tính thực tiễn và học thuật sâu sắc, đáp ứng xu hướng thị
    trường, mở cửa, hợp tác và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đề tài phải cụ thể, rõ ràng, có tính sáng tạo không trùng
    lặp với các đề tài đã bảo vệ. – Đề tài có thể thực hiện ở các cấp độ khác nhau bao gồm:Vấn đề cụ thể thuộc các lĩnh vực quản trị trong
    doanh nghiệp như công tác nhân sự, công tác Marketing, Quản trị chất lượng, quản trị sản xuất và tác nghiệp, quản
    trị chiến lược, văn hoá doanh nghiệp….hoặc một nội dung cụ thể thuộc một trong các lĩnh vực trên. Sinh viên có thể tham khảo gợi ý các chủ đề nghiên cứu và danh mục đề tài nghiên cứu trên Website (Mục
    thực tập tốt nghiệp-khoa Quản trị kinh doanh), tham khảo gợi ý trực tiếp từ các thầy cô giáo hoặc tự sáng tạo. – Nếu các đề tài cùng giải quyết một vấn đề thì phải khác địa điểm nghiên cứu và giáo viên hướng dẫn. – Giáo viên hướng dẫn là người duyệt tên đề tài cuối cùng cho sinh viên. Trong quá trình thực hiện khoá luận,
    nếu thấy cần thiết phải chỉnh sửa đề tài, thì giáo viên hướng dẫn quyết định. – Trong quá trình viết có thể sử dụng các Khoá luận, chuyên đề đã có làm tài liệu tham khảo nhưng không
    được sao chép. 2.1.2 Quy trình chọn đề tài và phân công giáo viên hướng dẫn Nhằm nâng cao trách nhiệm và phát huy chuyên môn của giảng viên, đồng thời nhằm phối hợp và bổ sung
    hướng nghiên cứu giữa giảng viên và sinh viên, quy trình chọn đề tài khoá luận được tiến hành như sau: 1/ Sinh viên đăng kí đề tài để Ban lãnh đạo khoa phối hơp với Chủ nhiệm bộ môn duyệt: Sinh viên được tự đăng kí tên đề tài, trên cơ sở đó Ban lãnh đạo Khoa và Chủ nhiệm bộ môn sẽ xem xét phân
    công giáo viên hướng dẫn thích hợp.
    Sinh viên đăng kí đề tài theo lớp. Lớp trưởng các lớp tổng hợp và lập danh sách đề tài đăng kí gửi cho Khoa theo thời
    gian quy định. 2/ Trình Ban Giám đốc phê duyệt và trường hợp ngoại lệ -Khoa trình Ban Giám đốc Học viện phê duyệt danh sách Giáo viên hướng dẫn khoá luận tốt nghiệp. -Sau khi được Ban Giám đốc duyệt, danh sách chính thức sẽ được thông báo trên mạng để Giáo viên hướng
    dẫn và sinh viên làm căn cứ thực hiện. -Những trường hợp phát sinh ngoại lệ sẽ do Ban lãnh đạo khoa xem xét và đề xuất Ban Giám đốc quyết định.
  2. 2.1.3 Về kết cấu và nội dung a. Về kết cấu trình tự: – Bìa cứng mạ vàng ( theo mẫu) – Bìa phụ giấy thường ( nội dung như bìa cứng) – Lời cảm ơn ( nếu có) – Lời cam đoan – Bảng chữ cái viết tắt – Danh mục các bảng, đồ thị, sơ đồ – Mục lục – Lời mở đầu – Phần nội dung ( chương 1, chương2, chương 3) – Kết luận -Danh mục tài liệu tham khảo – Phụ lục ( nếu có) b, Về kết cấu nội dung Tuỳ theo từng đề tài, phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề,.. mà giáo viên hướng dẫn quyết đinh phần kết
    cấu nội dung cho thích hợp. Thông thường, theo phương pháp truyền thống, thì một Khoá luận tốt nghiệp được kết
    cấu làm 3 chương như sau:
    Chương 1: Viết về lý luận, những vấn đề cơ bản có tính học thuật mà đề tài giải quyết
    Chương 2: Viết về thực trạng ( thực tiễn), kiểm chứng, đánh giá
    Chương 3: Viết về giải pháp, kiến nghị, đề xuất 2.1.4 Về số liệu và trích dẫn nguồn tài liệu – GVHD cần lưu ý và hướng dẫn sinh viên trong việc tìm tài liệu, lấy số liệu và trách dẫn cho thích hợp. – Số liệu phải cập nhật. Thông thường số liệu lấy đến thời điểm cuối năm gần nhất, tuỳ theo nhu cầu phân
    tích dài hạn hay ngắn hạn. Tuy nhiên, số liệu tối thiểu phải đảm bảo 3 năm liên tục. – Số liệu trích dẫn phải ghi nguồn gốc dẫn chiếu cụ thể, chi tiết, rõ ràng để GVHD hay bất kì người nào cũng
    có thể kiểm chứng được – Khi trích dẫn nội dung từ các nguồn tài liệu, thì phải ghi rõ: tác giả, tên tài liệu, nhà xuất bản ( nếu có), năm
    xuất bản, số trang – Mọi sai sót về nội dung số liệu, nguồn tài liệu tham chiếu,.. nếu phát hiện ra thì khoá luận sẽ bị trừ điểm tuỳ
    theo mức độ. 2.1.5 Về hình thức và số trang của khoá luận – Trang bìa thiết kế theo mẫu quy định của khoa( phần phụ lục ) – Khoá luận phải được đánh máy một mặt trên khổ giấy A4 ( 210x 297) – Số thứ tự của trang ở chính giữa, phía trên. Số trang bắt đầu từ Lời mở đầu – Dùng font chữ chính là ” Times New Roman” -Cỡ chữ là : 13 hoặc 14 – Lề trên : 3cm, Lề dưới : 3cm; Lề trái : 3,5cm; lề phải 2cm – Giãn dòng 1,5 line -Các chương mục, tiểu mục phải ghi rõ và đánh số thứ tự theo quy tắc Chương 1:……………………… 1.1…………………………. 1.1.1……………………………. Chương 2:…………………….. 2.1……………………………… 2.1.1……………………………. Chương 3…………………….,.. 3.1……………………………. 3.1.1………………………….. Chú ý – Các công thức cần viết rõ ràng và nên dùng các ký hiệu thông dụng – Các hình vẽ, bảng, sơ đồ, đồ thị cần đánh số thứ tự, có chú thích nguồn số liệu dưới chân các bảng biểu. – Khoá luận có số trang tối thiệu là 70 và tối đa là 90
  3. – Sinh viên phải lấy nhận xét của cơ sở thực tập và giáo viên hướng dẫn về tinh thần thái độ thực tập, nghiên
    cứu, có chữ kí của người có thẩm quyền và dấu của đơn vị thực tập( đóng vào trang cuối của chuyên đề hoặc khoá
    luận) 2.1.6 Nộp khoá luận – Sinh viên phải nộp 01quyển khoá luận (bìa mềm) cho Giáo viên hướng dẫn để làm cơ sở chấm điểm. -Sinh viên phải trực tiếp nộp cho khoa 01 quyển khoá luận (bìa mềm) để chấm phản biện,
    – Sinh viên nộp trực tiếp 1 quyền bìa cứng cho thư viện Học viện Ngân Hàng 2.1.7 Chấm phản biện – Ban lãnh đạo khoa phân công Giáo viên chấm phản biện – Phản biện theo quy tắc ” Phản biện độc lập”. GVPB không được liên hệ với sinh viên hay GVHD khoá luận ,
    không được tiết lộ những nội dung phản biện. – GVPB cho điểm khoá luận theo thang điểm tối đa là 10, lấy 2 số thập phân, làm tròn đến 0,25; 0,5 và 0,75.
    Mỗi khoá luận có một phiếu phản biện riêng, – Phiếu phản biện thống nhất theo mẫu Học viện Ngân hàng – Giáo viên chấm phản biện nộp phiếu phản biện trực tiếp cho Khoa. 2.2 Chuyên đề tốt nghiệp Về cơ bản, những nội dung về chuyên đề tốt nghiệp là tương tự như khoá luận tốt nghiệp. Một số điểm cần
    chú ý:’ 1. Chuyên đề tốt nghiệp không có GVHD 2. Sinh viên lựa chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp đúng với chuyên ngành đào tạo ( quản trị doanh nghiệp,
    quản trị Marketing) 3. Sinh viên chủ động triển khai thực hiện 4. Số trang cho 1 chuyên đề là 40- 60 trang 5. Chuyên đề chỉ cần đóng bìa màu, có giấy bóng kính ở ngoài, trang bìa thiết kế theo mẫu quy định của khoa
    ( phần phụ luc) 6. Cuối quyển chuyên đề có bản nhận xét của cơ sở thực tập (theo quy định) có chữ kí của người có thẩm
    quyền và dấu của đơn vị thực tập 7.Số lượng nộp chuyên đề : 01 quyển (bìa mềm) 8. Điểm chuyên đề tối đa là 10. Chỉ lấy 1 số thập phân là 0,5 9. Phạm vi chọn đề tài chuyên đề tốt nghiệp giống như khoá luận 10. Kết cấu và nội dung chuyên đề như khoá luận tốt nghiệp ( 3 chương) 11. Quy tắc trích dẫn số liệu và nguồn tài liệu tham khảo giống như khoá luận tốt nghiệp T.M BAN CHỦ NHIỆM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TS. Nguyễn Thị Kim Nhung ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Dành cho sinh viên Đại học chính quy khóa XIII
  4. KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH PHẦN I: MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích Việc tổ chức cho sinh viên thực tập tốt nghiệp tại các doanh nghiệp nhằm mục đích:
    • Thông qua quá trình thực tập để giúp sinh viên củng cố thêm về nhận thức lý luận và tiếp cận với thực tiễn
    quản trị kinh doanh tại các doanh nghiệp.
    • Bước đầu kết hợp giữa lý luận đã học tại trường với thực tiễn, vận dụng lý luận để giải quyết những vấn đề
    thực tiễn đặt ra để hoàn thành công trình nghiên cứu cá nhân (chuyên đề, khoá luận tốt nghiệp)
    • Tìm hiểu về tổ chức và bộ máy hoạt động của doanh nghiệp, xu thế phát triển của các doanh nghiệp trong
    tương lai.
    • Tiếp tục xây dựng phương pháp học tập và hình thành phong cách làm việc của một cán bộ làm công việc
    quản trị kinh doanh trong tương lai: khoa học, chủ động, sáng tạo, có kế hoạch và có tính kỉ luật cao
    • Rèn luyện kĩ năng giao tiếp với khách hàng, với đồng nghiệp, xử lý các vấn đề thực tiễn phát sinh trong các
    hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. 1. Yêu cầu
    Trong qúa trình thực tập tại doanh nghiệp, sinh viên phải đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu sau đây:
    • Nghiêm túc thực hiện kế hoạch thực tập của nhà trường và kỉ luật lao động của doanh nghiệp nơi thực
    tập.Không vi phạm nội qui cơ quan và kế hoạch thực tập
    • Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch thực tập của cá nhân trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, và
    thực hiện nghiêm túc theo sự bố trí của doanh nghiệp thực tập.
    • Rèn luyện được các phương pháp và kĩ năng quản trị, gắn kết được lý thuyết với thực hành, quan hệ tốt đối
    với cơ sở thực tập
    • Đảm bảo tiến trình thực tập theo các nội dung chung và đi sâu nghiên cứu thực tế các nội dung thuộc
    chuyên ngành đào tạo Quản trị doanh nghiệp và Quản trị Marketing để viết chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp có chất
    lượng cao.
    • Hoàn thành chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp đúng thời hạn, có chất lượng và nộp về khoa đúng thời gian qui
    định.
    PHẦN II – KẾ HOẠCH THỰC TẬP
    Theo quy định của phòng Đào tạo- Học viện Ngân hàng, đối với sinh viên đại học Khoá 13:
    – Thời gian thực tập đối với sinh viên viết khoá luận : từ 20/02/2014. Nộp chuyên đề về khoa vào ngày 18/05/2014.
    (Học viện công bố danh sách giáo viên hướng dẫn vào ngày 20/03/2014). Thời gian dự kiến bảo vệ khoá luận
    07/06/2014.
    – Thời gian thực tập đối với sinh viên viết chuyên đề : từ 20/02/2014. Nộp chuyên đề về khoa vào ngày 18/05/2014.
    Yêu cầu của khoa
    – Sinh viên viết khoá luận: Sau 2 tuần thực tập đăng kí chính thức tên đề tài khoá luận để Khoa duyệt và phân công
    giáo viên hướng dẫn, đồng thời lập đề cương tiếp tục thực tập chuyên sâu.
    – Sinh viên viết chuyên đề: Từ 05/03/2014 đăng kí xong tên đề tài cho lớp trưởng để nộp cho Khoa quản lý.
    Trong quá trình thực tập, sinh viên phải tiến hành thực tập gồm những nội dung chung và theo nội dung các chuyên
    ngành như sau: I. PHẦN NỘI DUNG THỰC TẬP CHUNG (Thời gian 3 tuần đối với sinh viết khoá luận, 1 tuần đối với sinh viên viết chuyên đề)
    Sinh viên tìm hiểu và nghiên cứu khái quát các vấn đề mang tính tổng quan: 1.Tìm hiểu bộ máy tổ chức, môi trường hoạt động của doanh nghiệp và khách hàng nói chung, chức năng
    nhiệm vụ của các đơn vị, bộ phận trong doanh nghiệp, 2.Thực tập và nghiên cứu kế hoạch tổng hợp của các doanh nghiệp, cách thức tổ chức sản xuất, tổ chức lao
    động 3.Thực tập và tìm hiểu một số nghiệp vụ theo chuyên ngành đào tạo.
    + Sinh viên ngành Quản trị doanh nghiệp : học tập các nghiệp vụ Quản trị chiến lược, Quản trị chất lượng, Quản trị
    sản xuất, Kế hoạch kinh doanh, Quản trị nhân sự,Xây dựng văn hoá doanh nghiệp..
    + Sinh viên ngành Quản trị Marketing: Thực tập các nghiệp vụ Quản trị Marketing, Quản trị kênh phân phối, Nghiên
    cứu hành vi tiêu dùng, Công tác Marketing quốc tế, .. I. PHẦN THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
  5. ( Thời gian 12 tuần đối với sinh viên viết khoá luận, 8 tuần đối với sinh viên viết chuyên đề- bao gồm cả việc hoàn
    thành khoá luận, chuyên đề )
    Sinh viên thực hành các nghiệp vụ và các kỹ năng, thu thập tài liệu phục vụ cho chuyên đề và khoá luận tốt nghiệp
    (theo các nội dung gợi ý sau)
    1.Đối với sinh viên chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp Ngoài việc thu thập các tài liệu phục vụ cho việc viết chuyên đề, khóa luận, SV nên tìm hiểu thêm 1 số vấn đề
    sau đây:
    a.Cách thức phân định chức năng nhiệm vụ của các bộ phận, phân hệ khác nhau trong doanh nghiệp; Các cơ chế
    nhằm phối hợp sự liên kết các hoạt động khác nhau của DN để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của DN.
    b.Cách thức ra quyết định / điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà quản trị thuộc các cấp bậc
    khác nhau của doanh nghiệp, cách thức xử lý các tình huống quản trị trong thực tế
    c. Các phong cách lãnh đạo và điều kiện vận dụng có hiệu quả trong thực tế của doanh nghiệp.
    d. Cách thức lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau của DN như kế
    hoạch nhân sự, kế hoạch chiến lược, kế hoạch marketing, kế hoạch sản phẩm, kế hoạch dự trữ, vv..
    e. Cách thức tiến hành các hoạt động quản trị sản xuất, dự báo nhu cầu sản phẩm, quyết định lựa chọn công suất,
    quản trị nguyên vật liệu, quản trị hàng dự trữ, bố trí mặt bằng và điều độ sản xuất.
    f. Cách thức xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý theo tiêu chuẩn ISO tại DN.
    g. Mô hình, phương pháp thu thập và xử lý thông tin trong DN.
    h. Hệ thống truyền thông trong DN.
    i. Qúa trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp
    2. Đối với sinh viên chuyên ngành Quản trị Marketing
    Ngoài việc thu thập các tài liệu phục vụ cho việc viết chuyên đề, khóa luận SV nên tìm hiểu thêm 1 số vấn đề sau
    đây:
    a. Cách thức tổ chức và hoạt động của bộ phận Quản trị Marketing tại doanh nghiệp
    b. Cách thức nghiên cứu về các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp
    c. Mạng lưới và đặc điểm khách hàng, khách hàng mục tiêu, đặc điểm hành vi của khách hàng
    d. Quy trình xây dựng, vận hành mạng lưới phân phối và kênh phân phối sản phẩm
    e. Xây dựng chính sách giá
    f. Các hoạt động quảng cáo xúc tiến, … Quy định về nội dung xác nhận cuối quyển khoá luận và chuyên đề
    Bản xác nhận của cơ sở thực tập đối với khoá luận và chuyên đề phải đảm bảo các nội dung sau :
    – Ý thức, thái độ thực tập của sinh viên
    – Số liệu sử dụng trong khoá luận, chuyên đề là trung thực.
    – Giải pháp đề xuất của chuyên đề, khoá luận là hợp lý và có tính khả thi với cơ sở thực tập.
    Chú ý
    – Các sinh viên viết khoá luận và chuyên đề phải xây dựng kế hoạch thực tập cụ thể và thông qua giáo viên hướng
    dẫn (đối với khoá luận) và cơ sở thực tập. – Ngoài bản xác nhận của cơ sở thực tập (đóng cuối quyền khoá luận hoặc chuyên đề). Sinh viên phải nộp kèm
    theo đề cương thực tập có xác nhận của nơi thực tập. T.M BAN CHỦ NHIỆM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TS. Nguyễn Thị Kim Nhung
    Nguồn: internet

Page 2

YOMEDIA

Yêu cầu so với việc viết chuyên đề và viết khoá luận của sinh viên phải tuân theo pháp luật chung của Giám đốc Học viện ngân hàng đã phát hành trong ” Quy định về viết chuyên đề, khoá luận tốt nghiệp “. Bài viết Hướng dẫn thực tập và viết khóa luận, chuyên đề tốt nghiệp sẽ hướng dẫn từng bước để sinh viên viết đúng khóa luận, chuyên đề tốt nghiệp. 12-04-2014 398 26

Download

Chuyên de tốt nghiệp Học viện Ngân hàngGiấy phép Mạng Xã Hội số : 670 / GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009 – 2019 TaiLieu. VN. All rights reserved.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *