khoa-hoc-giam-doc-kinh-doanh-ccopti-uu-dai-50-phan-tram-hoc-phi

nội dung

GIỚI THIỆU KHÓA HỌC

Giám đốc kinh doanh (CCO) là gì?

Chief Customer Officer viết tắt CCO là Giám đốc kinh doanh, là một chức danh lớn và có vị trí vô cùng quan trọng trong công ty, chỉ đứng sau Giám đốc Điều hành (CEO). Nếu CEO đóng vai trò là người điều phối hoạt động của các phòng ban trong tổ chức, bao gồm từ khâu quản lý, quản trị chiến lược chung, quản lý sản xuất, … thì CCO lại là người điều hành toàn bộ các hoạt động tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ giúp cho nguồn lực của doanh nghiệp gia tăng theo đà phát triển của công ty (quan trọng nhất là xây dựng mối quan hệ với các tổ chức trong chuỗi phân phối)

Sản phẩm cuối cùng của một doanh nghiệp là gì? Theo Peter Drucker – “cha đẻ” quản trị kinh doanh hiện đại của thế giới: “Sản phẩm cuối cùng của một doanh nghiệp chính là “khách hàng”, nói cách khác, nếu một doanh nghiệp không thể “sản xuất” ra khách hàng thì doanh nghiệp đó không thể tồn tại được”. Và một nhân vật quan trọng bậc nhất trong doanh nghiệp cũng như quá trình mang lại “khách hàng” của doanh nghiệp, đó chính là “Giám đốc kinh doanh”.

Công việc của CCO là quản lý và điều phối mọi công việc, toàn bộ guồng máy liên quan đến khách hàng và hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty theo chiến lược kinh doanh của công ty và theo chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc công ty (CEO).

Khóa học Giám đốc kinh doanh

Với sự nhận thức sâu sắc về những thay đổi trong lĩnh vực Marketing và ngành quản trị bán hàng trên thế giới, cùng với bối cảnh kinh doanh tại Việt Nam, các chuyên gia của PTI đã nghiên cứu, thiết kế và biên soạn chương trình đào tạo “Giám đốc Kinh doanh chuyên nghiệp” Chief Customer Offcer (gọi tắt là khóa học CCO”).

Đối tượng tham gia khóa học

Để có kết quả học tập mang lại hiệu quả, khóa học Giám đốc kinh doanh phù hợp với các đối tượng sau:

  • Những người có hoài vọng trở thành Giám đốc kinh doanh trong tương lai.
  • Các trưởng bộ phận phụ trách kinh doanh trong các doanh nghiệp
  • Giám đốc kinh doanh (CCO) của các doanh nghiệp;
  • Cấp Lãnh đạo doanh nghiệp (HĐQT, HĐTV, Ban Tổng Giám Đốc, Ban Giám Đốc);
  • Đội ngũ quản lý cấp trung của các Doanh nghiệp;

Mục tiêu chương trình đào tạo :

Sau khi hoàn tất thành công chương trình đào tạo giám đốc kinh doanh này này bạn có thể:

  •  Nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý đội ngũ tiếp thị & bán hàng một cách hiệu quả hơn nhằm đạt được mục tiêu chiến lược kinh doanh của bộ phận kinh doanh và của toàn doanh nghiệp.
  • Nắm được tư duy và kiến thức cốt lõi mà một CCO cần có như: biết cách xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh, thực hiện hoạt động tiếp thị, quản trị công tác bán hàng, xây dựng hệ thống phân phối, quản lý hoạt động hậu mãi, chăm sóc khách hàng và quản lý hoạt động hỗ trợ thương mại.
  • Hiểu được xu hướng mới trong lĩnh vực Marketing của thế giới: xây dựng thương hiệu không có nghĩa là đánh bóng tên tuổi sản phẩm, triển khai các hoạt động truyền thông tốn kém và xôm tụ mà “thương hiệu chính là hệ quả của những gì mà doanh nghiệp ấy đã, đang và sẽ làm, đồng thời truyền thông tốt những điều đó cho xã hội”
  • Hiểu được xu hướng mới trong ngành quản trị bán hàng của thế giới: Hiểu được sự thay đổi về vai trò và vị thế của một Giám đốc kinh doanh ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *