thanh-cat-tu-han-1838366

Thành Cát Tư Hãn-một tên tuổi mà mới nghe qua ai cũng biết đó là vị tướng tài ba, lỗi lạc của đất nước Mông Cổ-Trung Quốc xa xưa. Không chỉ Việt nam mà cả thế giới đều biết và ngưỡng mộ. Ông chính là người đã sáng lập ra đế quốc Mông Cổ, sau khi các bộ lạc được hợp nhất vào năm 1206 ở vùng Đông Bắc Á.

Thân thế

Thuở nhỏ, Ông có tên đầy đủ là Thiết Mộc Chân. Sau khi trở thành Đại Hãn Mông Cổ mới lấy tước hiệu là Thành Cát Tư Hãn. 

Cha ông là Dã Tốc Cai, vốn là Thủ lĩnh của tộc Kiyad thuộc Mông Cổ. Ông là một người cha vô cùng nghiêm khắc, dũng cảm và hết lòng vì con cái. Chính sự nghiêm khắc và dũng cảm đó đã tạo nên một Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ sau này. 

Mẹ ông là Hạ Ngạch Luân (Nguyệt Luân Thái Hậu) Oát Lặc Hốt Nội Thị. Bà là người vợ đầu tiên, là chính thất của Dã Tốc Cai. Bà sinh được 5 người con (4 trai và 1 gái). Thiết Mộc Chân là con cả. Kế tiếp là Cáp Tát Nhi, Hợp Xích Ôn, Thiết Mộc Cách và cuối cùng là Thiết Mộc Luân.

Thành Cát Tư Hãn sinh năm 1162 (cũng có tài liệu ghi là năm 1155) và mất năm 1227 tại Lục Bàn Sơn, Trung Hoa. Ông thọ 65 tuổi, là một trong những nhà quân sự lỗi lạc và có tầm ảnh hưởng đến lịch sử thế giới nhất lúc bấy giờ. Ông được người Mông Cổ dành một sự kính trọng cực kỳ cao quý mỗi khi nhắc đến.

Vào tháng 10 năm 1266, Hốt Tất Liệt – chính là Hoàng đế khai quốc của nhà Nguyên, cũng là cháu nội của Thành Cát Tư Hãn, đã truy tôn ông miếu hiệu là Nguyên Thái Tổ, thụy hiệu là Thánh Vũ Hoàng Đế. Sau đó, vào năm 1309, Nguyên Vũ Tông gia thụy thành Pháp Thiên Khải Vận Thánh Vũ Hoàng Đế. Sau đây là tiểu sử Thành Cát Tư Hãn.

thanh-cat-tu-han-1838366

Tuổi thơ

Cuộc đời Thành Cát Tư Hãn từ khi còn niên thiếu, là cậu bé Thiết Mộc Chân ngày đêm cưỡi trên lưng ngựa và săn bắn. Năm 9 tuổi ông lấy vợ là Bột Nhi Thiếp theo sự sắp đặt của cha vợ là Đức Tiết Thiền – thủ lĩnh bộ lạc Hoằng Cát Lạt và ở rể đến năm 12 tuổi, dưới sự đồng ý của Cha ông. Sau khi Dã Tốc Cai bị đầu độc và mất trên đường quay về thì Thiết Mộc Chân buộc phải quay về chịu tang cha và kế nhiệm vai trò thủ lĩnh.

 Nhưng sự đời của một anh hùng đâu dễ dàng như thế. Các bô lão không trao quyền thủ lĩnh cho một đứa trẻ chỉ mới 12 tuổi nên đã bầu Tháp Nhĩ Hốt Đài làm thủ lĩnh mới. Đó cũng là bắt đầu cho chuỗi ngày khổ luyện của cậu bé Thiết Mộc Chân. Tháp Nhĩ Hốt Đài là kẻ vong ân, không trọng tình xưa, nên trở mặt đuổi gia đình Thiết Mộc Chân ra khỏi bộ lạc. 

Từ đó, ông và gia đình phải sống nghèo khổ nhờ câu cá, hái lượm và săn bắn. Hoàn cảnh sống khắc nghiệt đã tạo nên một Thiết Mộc Chân bản lĩnh, thành thạo cưỡi ngựa và săn bắn. 

Cho đến năm ông 15 tuổi, thì Tháp Nhĩ Hốt Đài lo lắng ông đã trưởng thành sẽ về đòi lại vị trí thủ lĩnh. Hắn ta cho người trừ khử gia đình Thiết Mộc Chân. Không may, lúc đó cả gia đinh đang đi săn trong rừng. Thiết Mộc Chân nhanh trí để Mẹ và các em chạy theo một hướng, còn bản thân mình thì chạy theo hướng ngược lại. Nhờ vậy, mà gia đình ông được cứu sống và chạy thoát an toàn. 

Tuy nhiên, bản thân Thiết Mộc Chân thì bị bắt và bị đối xử như một tù binh. Chính khoảng thời gian này đã rèn luyện ông trở thành con người bản lĩnh với tinh thần thép. Thiết Mộc Chân biết dựa vào mối quan hệ giữa Cha ông và các quan cận thần ngày xưa vẫn còn trung thành với cha, để nhờ họ giúp chạy trốn.

Sau khi chạy trốn thành công, Thiết Mộc Chân được gặp lại gia đình của mình.Từ đó, gia đình ông di cư sang phía bên kia dãy núi để tránh tai mắt của Tháp Nhĩ Hốt Đài.

Năm 17 tuổi, Ông quay về Hoằng Cát Lạt để cưới Bột Nhi Thiếp và sinh được 9 người con gồm 4 trai là Truật Xích, Sát Hợp Đài, Oa Khát Đài (sau này là người kế nhiệm Thành Cát Tư Hãn), Đà Lôi và 5 cô con gái.

Thống nhất Mông Cổ

Đất nước Mông Cổ  cuối TK XII, đầu TK XIII được phân chia giữa các bộ lạc là Nãi Man, Miệt Nhĩ, Thát Đát, Khất Nhan, Duy Ngô Nhĩ, Khắc Liệt nên giữa các bộ lạc thường xuyên xung đột lẫn nhau. Những thành tựu của Thành Cát Tư Hãn được nhiều sử sách lưu giữ rất cẩn thận đến ngày nay.

Thiết Mộc Chân liên minh với người bạn cũ của cha mình là Thoát Lý (thủ lĩnh bộ lạc Khắc Liệt). Ông là người đã trợ giúp cho Thiết Mộc Chân cứu Bột Nhi Thiếp khi cô bị người Miệt Nhĩ bắt. 

cao-nguyen-mong-co-7827691

Trong thời gian ông đi theo Trác Mộc Hợp ( thủ lĩnh bộ lạc Trát Đạt Lan)-là người mà Thoát Lý đề nghị mời tham gia khi đánh bại người Miệt Nhĩ để cứu Bột Nhi Thiếp.

Thời kỳ dưới trướng Trác Mộc Hợp, Thiết Mộc Chân tỏ rõ tài năng quân sự và lãnh đạo của mình nên Trác Mộc Hợp bắt đầu nghi ngại và đuổi khéo gia đình ông ra khỏi bộ lạc.

Cũng từ đó, Thiết Mộc Chân bắt đầu xây dựng thế lực riêng, tạo được tên tuổi và nhiều nhân tài đi theo ông, đồng thời có công rất lớn trong sự nghiệp của ông sau này như là Tốc Bất Đài và Giả Lặc Miệt (là 2 trong số những mãnh tướng lừng danh nhất Mông Cổ sau này).

Vào năm 1189, Thiết Mộc Chân được các thủ lĩnh Mông Cổ bầu làm Khả Hãn. Đó là lý do khiến Trác Mộc Hợp đem 3 vạn quân đi đánh Thiết Mộc Chân (chỉ có hơn 1 vạn quân) nên đội quân của Thiết Mộc Chân đã thất bại.

Năm 1190 Thiết Mộc Chân liên minh với bạn bè và thuộc tướng của cha ông khi xưa.

Đến năm 1197 thì ông và cha nuôi Thoát Lý liên minh với nhà Kim đánh bộ lạc Thát Đát. Nhờ đó, mà Kim Chương Tông ban chức quan võ, giúp nhà Kim cai quản Mông Cổ. 

Đây là cột mốc quan trọng trong cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn giúp uy danh của ông vang khắp thảo nguyên Mông Cổ và nhiều bộ lạc nhỏ xin quy phục ông

Ông có cách cai trị khác với truyền thống người Mông Cổ chỉ ủy quyền cho những người xứng đáng chứ không dựa vào quan hệ. Ông yêu cầu tướng sĩ nộp lại chiến lợi phẩm sau mỗi cuộc chiến và cam kết sẽ ban thưởng xứng để họ phục tùng tuyệt đối. 

Mỗi khi đánh thắng bộ lạc nào, ông sẽ đặt bộ lạc đó dưới trướng và bảo hộ cho họ. Ngoài ra, Mẹ ông còn nhận trẻ mồ côi từ các bộ lạc đó để nuôi dưỡng.

Vào năm 1201, các bộ lạc đối đầu với Thiết Mộc Chân cùng với Trác Mộc Hợp tấn công nhưng bị ông và Thoát Lý đánh bại thảm hại, buộc Trác Mộc Hợp phải đầu hàng ông. Trong trận chiến này ông bị thương năng nhưng không chết, đồng thời thu phục được vị tướng tài năng (góp công lớn trong chiến dịch chinh phục Tây Âu sau này) đã bắn tên vào ông và đặt tên là Triết Biệt.

Một cuộc chiến nổ ra vào năm 1203 đã diễn ra giữa Thiết Mộc Chân và Thoát Lý bởi việc hỏi cưới con gái của Thoát Lý cho Truật Xích, nhằm giúp hai bên thêm gắn bó, nhưng không thành. Sau đó, lại bị từ chối khi Thiết Mộc Chân muốn gả con gái ông cho cháu trai của Thoát Lý. Đây là hành động không tôn trọng trong văn hóa Mông Cổ.

Cuối cùng, Thiết Mộc Chân cũng chiến thắng và Thoát Lý thất bại chạy đến Nãi Man nhưng bị binh lính Nãi Man giết chết.

Cuối năm 1204, chỉ còn một bộ lạc duy nhất cần Thiết Mộc Chân thống nhất chính là Nãi Man. Nơi đây, cũng là nơi mà Trác Mộc Hợp và tàn quân đang nương tựa. Thiết Mộc Chân và quân đội của ông đã đánh bại Trác Mộc Hợp và trở thành thủ lĩnh duy nhất của Mông Cổ.

quan-linh-mong-co-7552934

Trong lần chinh chiến này, Thiết Mộc Chân đã thu nạp được học giả dưới trướng Thái Dương Hãn-thủ lĩnh bộ lạc Nãi Man. Ông ta chính là người sau này tạo ra chữ viết của người Mông Cổ và đảm nhận việc dạy học cho gia đình của Thiết Mộc Chân và các tướng lĩnh của ông.

Lại nói về Trác Mộc Hợp chạy thoát khỏi Nãi Man nhưng bị thuộc hạ bắt và giao nộp cho Thiết Mộc Chân. Ông niệm tình nghĩa xưa nên tha chết và khuyên Trác Mộc Hợp buông bỏ hận thù cùng nhau xây dựng Mông Cổ lớn mạnh. 

Tuy nhiên, Trác Mộc Hợp nhục nhã không đồng ý và muốn được chết nên Thiết Mộc Chân đành nghe theo dù đau lòng.

Đến năm 1206, sau khi thống nhất toàn bộ Mông Cổ. Thiết Mộc Chân chính thức lên ngôi Đại Hãn. Lập ra Đại Mông Cổ Quốc, lấy niên hiệu là THÀNH CÁT TƯ HÃN.

Thành lập đế chế và bành trướng lãnh thổ

Thành Cát Tư Hãn lúc này đã có hơn 1 triệu dân với 10 vạn quân. Ông phân chia đều cho các tướng lĩnh và em trai của mình để cai trị và cải cách quân sự, cũng như phổ biến dạy chữ Mông Cổ cho toàn bộ người dân.

Ông chính là người đề ra bộ luật Yassa và yêu cầu mọi người dân trong lãnh thổ tuân thủ tuyệt đối. 

Ông cũng là người đề ra nhiều chính sách giúp Mông Cổ phát triển cả về quân sự lẫn chính trị và văn hóa.

thanh-cat-tu-han-3-7080484

Năm 1207 ông dẫn quân đánh Tây Hạ

Năm 1211 đánh nước Kim

Năm 1213 với chiến lược khôn khéo ông xâm chiếm Nhà Kim đến tận Vạn Lý Trường Thành với chiến thắng lịch sử khi 10 vạn quân Mông Cổ đánh tan tác 45 vạn quân Kim, khiến quốc lực tích lũy suốt 100 năm của nhà Kim tan thành mây khói.

Năm 1214-1215 dẫn quân tiến vào trung tâm nước Kim để tiến đánh và thu được rất nhiều vàng bạc châu báu.

Cùng thời gian đó, Thành Cát Tư Hãn sai Triết Biệt đem 2 vạn quân đánh Khuất Xuất Luật. Hắn bại trận và sát nhập vào Mông Cổ. Đế quốc Mông Cổ mở rộng về phía tây và giáp với đế quốc Khwarezm, một quốc gia Hồi giáo trải dài từ biển Caspi ở phía tây và vịnh Ba Tư, biển Ả Rập ở phía Nam.

Năm 1218, Thành Cát Tư Hãn đưa 20 vạn quân sang Otrar, một tỉnh phía đông của Khwarezm để trả thù vì bị Otrar giết hết đoàn sứ giả.

Ông nhanh chóng chiến thắng và hạ thành Otrar, mở rộng ảnh hưởng của Mông Cổ với thế giứi Hồi giáo

Năm 1220 đế quốc Khwarezm sụp đổ. Thành Cát Tư Hãn đã gieo rắc nỗi kinh hoàng cho những vùng đất ông đi qua.

Sau đó, Thành Cát Tư Hãn dẫn quân chủ lực đi qua Afghanistan và bắc Ấn Độ. Triết Biệt và Tốc Bất Đài chỉ huy cánh còn lại đi qua Kavkaz và vào Nga, tấn công Armenia và Azerbaijan, phá hủy Gruzia, chiếm trung tâm thương mại và quân sự Caffa của Cộng hòa Genova, và tiến sát Biển Đen.

Chưa bao giờ thế lực quân Mông Cổ và uy danh của Thành Cát Tư Hãn lại lớn mạnh như vậy

Năm 1223 quân đội của Thành Cát Tư Hãn tiếp tục càn quét đất Nga và chỉ dừng lại sau khi bị quân Volga Bulgar phục kích gây thiệt hại nặng nề tại sông Samara.

Năm 1237, Bạt Đô chính là con trai của Truật Xích tiến đánh và chinh phục hoàn toàn Nga Kiev và Volga Bulgar vào năm 1240.

Trận chiến cuối cùng

Sau khi Mộc Hoa Lê qua đời vì uất ức do Tây Hạ giúp nhà Kim đánh Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn thề sẽ hủy diệt vương quốc này. Đây là thời điểm ông chọn người con trai thứ 3 là Oa Khoát Đài làm người kế nhiệm.

Năm 1226, Thành Cát Tư Hãn dẫn 18 vạn quân tấn công Tây Hạ. Quân đội của ông chiếm các thành Hắc Thủy, Cam Châu, Túc Châu, phủ Tây Lương, bao vây thành Linh Châu và đánh bại quân cứu viện của Tây Hạ

Năm 1227, Quân đội của ông tấn công kinh đô Ngân Xuyên (nay thuộc Ninh Hạ), chiếm phủ Lâm Thao, quận Tây Ninh (tỉnh Thanh Hải ngày nay), phủ Tín Đô, quận Đức Thuận và vây khốn hoàng tộc Tây Hạ tại thành Trung Hưng

Vào ngày 18/8/1227 Thành Cát Tư Hãn băng hà tại Lục Bàn Sơn, huyện Thanh Thủy, Trung Quốc. 

Kết thúc cuộc đời của một vị tướng tài ba, xuất chúng và kiệt xuất nhất trong lịch sử nhân loại.

Có tài liệu cho rằng ông chết do ngã ngựa, tuổi cao, sức yếu và do đau buồn trước cái chết của con trai cả Truật Xích. Nhưng cũng có tài liệu cho rằng ông bị người  Đảng Hạng giết chết.

Dù như thế nào đi chăng nữa, thì tình cảm của người dân Mông Cổ và cả thế giới dành cho Thành Cát Tư Hãn, đó là sự ngưỡng mộ và kính trọng tài năng lãnh đạo quân sự của ông.

Nguồn tham khảo:

Trang web Holaai.org – Tham vọng CHINH PHỤC thế giới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *